Bật mí nghệ thuật marketing của thương hiệu Starbucks

Starbucks là một thương hiệu cafe nổi tiếng được với độ nhận diện cao nhất thế giới. Sự thành công trong chiến lược xây dựng thương hiệu của hãng này đến từ tính nhất quán trong cách thức hoạt động và chiến lược marketing thông minh.

Starbucks là một thương hiệu nổi tiếng với độ phủ sóng rộng khắp toàn cầu. Tính đến năm 2023, Starbucks có khoảng gần 20.000 cửa hàng, đặt tại 61 quốc gia với hơn 150.000 nhân viên, trong đó hơn 65% cửa hàng được mở trên lãnh thổ nước Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ cùng sức ảnh hưởng lớn của thương hiệu đã giúp Starbucks phục vụ hơn 40 triệu khách hàng mỗi tuần, bán ra hơn 4 tỷ cốc cà phê mỗi năm.

Để có thể tiếp cận được số lượng lớn khách hàng như vậy chứng tỏ Starbucks phải có những chiến lược marketing rất chuyên nghiệp giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận diện nhãn hàng thông qua tính nhất quán thương hiệu bao gồm: logo, thông điệp truyền tải, bày trí cửa hàng và các thông điệp truyền thông khác.

Những chiến lược marketing tiêu biểu của Starbucks gồm:

Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng

Để thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời tri ân khách hàng thân thiết, Starbucks đã đưa ra một chiến lược truyền thông thông minh khi gửi tặng những ưu đãi hấp dẫn cho tất cả những khách hàng mua sản phẩm của họ.

Chương trình Starbucks Rewards do “gã khổng lồ cafe” này triển khai không những giúp khách hàng có thêm động lực mua sản phẩm để được tích điểm mà còn giúp họ thêm cơ hội quay lại cửa hàng nhiều lần. Nội dung của chương trình là khách hàng sẽ nhận được một cốc đồ uống hoặc một phần thức ăn miễn phí sau khi chi tiêu một số tiền nhất định để tích đủ số tiền “đổi phần thưởng”.

Bên cạnh đó, Starbucks đã triển khai một ứng dụng online giúp khách hàng dễ dàng tìm vị trí cửa hàng gần mình nhất và thanh toán nhanh chóng chỉ với một lần chạm.

Tái sử dụng nội dung trên các kênh truyền thông mạng xã hội

Ngày nay, phương tiện truyền thông mạng xã hội đã trở thành một cánh tay phải đắc lực giúp phòng marketing của các thương hiệu có thể tận dụng nó để đẩy mạnh quá trình quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Nếu biết khai thác công cụ này đúng cách, biết tái sử dụng nội dung và tích cực tương tác với khách hàng thì thương hiệu ấy đã nắm chắc trong tay 70-80% thành công.

Phải dành lời khen rằng đội ngũ marketing của Starbucks đã sáng tạo ra rất nhiều nội dung thú vị. Thương hiệu này đã làm cho quá trình tương tác giữa các trang mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn bằng cách tái sử dụng nội dung trên các kênh của hãng, tận dụng nội dung thông qua việc chia nhỏ thông tin và phân bổ cho nhiều kênh.

Chiến lược của Starbucks là không sử dụng chung một bài đăng cho tất cả các kênh truyền thông của hãng. Thay vào đó, thương hiệu này đã có sự thay đổi để phù hợp với tính chất của từng kênh nhưng vẫn giữ sự nhất quán trong ngôn ngữ và thông điệp đúng với tinh thần của thương hiệu.

Thương hiệu này cũng thường xuyên tương tác với khách hàng của mình trên các nền tảng online nhằm củng cố mối quan hệ và sự gắn kết bền vững với khách hàng.

Tận dụng hiệu ứng FOMO để thúc đẩy doanh số

FOMO, viết tắt của “fear of missing out” là cảm giác lo sợ của một người rằng mình lỡ bỏ qua một thứ gì đó hay ho, trong trường hợp này là lo sợ không mua kịp những sản phẩm giới hạn mà hãng phát hành.

Starbucks đã sử dụng chiến lược này bắt đầu từ năm 1997, khi hãng chỉ mở bán một số lượng ly được thiết kế riêng cho mùa lễ hội với số lượng giới hạn. Việc sản xuất không liên tục sẽ khiến khách hàng có cảm giác muốn có sản phẩm bằng mọi giá bởi họ biết rằng sau khi hết đợt sản phẩm này thì hãng sẽ không sản xuất thêm nữa.

Giữ vững tính nhất quán của thương hiệu

Như đã đề cập, tính nhất quán trong xây dựng hình ảnh là yếu tố chính giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu, từ đó dẫn tới thành công của rất nhiều nhãn hàng nói chung và của Starbucks nói riêng. Để làm được điều này, các thương hiệu cần xây dựng một bản nguyên tắc cụ thể về logo, thiết kế cửa hàng và ngôn ngữ thương hiệu. Đồng thời, đội ngũ marketing cũng cần đảm bảo rằng các hoạt động truyền thông đều tuân thủ những nguyên tắc đó.

Đề cao sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh của thương hiệu được coi như một lời hứa mà thương hiệu muốn thực hiện cho khách hàng và cho cộng đồng. Đối với Starbucks, hãng đặt ra sứ mệnh là: khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.

Việc đề cao sứ mệnh cũng chỉ ra cách mà thương hiệu vận hành. Có những khách hàng sẽ nhìn vào đây để quyết định việc mình có nên lựa chọn và gắn bó với thương hiệu hay không.

Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *