Cập nhật một số điểm nổi bật kinh tế xã hội tháng 5 – 5 tháng đầu năm 2023

  1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Tháng 5/2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2.2% MoM và tăng  0,1% YoY. Sự phục hồi này chủ yếu đến từ nhóm tiện ích và điện nước trong khi hoạt động chế biến, chế tạo tiếp tục giảm 0.5% so với tháng 4/2023.

5 tháng đầu năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính giảm 2% YoY. Nguyên nhân chính đến từ khó khăn trong đơn hàng xuất khẩu từ đầu năm (giảm 1,7 điểm %), hoạt động khai khoáng cũng ảm đạm (giảm 0.5 điểm %) trong khi ghi nhận tăng trưởng với các nhóm phân phối điện và xử lý nước thải (đóng góp 0.2 điểm%).

  1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tháng 5/2023: Cả nước có hơn 12 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 103,7 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 74,6 nghìn lao động, giảm 24,2% về số doanh nghiệp, giảm 32,9% về vốn đăng ký và giảm 37,4% về số lao động so với tháng 4/2023. So với cùng kỳ năm trước, giảm 9,5% về số doanh nghiệp, giảm 17,5% về số vốn đăng ký và giảm 16,6% về số lao động.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, cả nước có hơn 61,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 568,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 405,9 nghìn lao động, giảm 1,6% về số doanh nghiệp, giảm 25,3% về vốn đăng ký và giảm 7,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

  1. Đầu tư

3.1 Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm được các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.

3.2 Vốn đầu tự thực hiện theo địa phương

Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 143,4 nghìn tỷ đồng, bằng 25,6% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.

3.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam

5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,25 tỷ USD, chiếm 81,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 546,6 triệu USD, chiếm 7,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 368,3 triệu USD, chiếm 4,8%.

  1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước đạt 519 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.993,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 89,4% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 253,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

  1. Xuất nhập khẩu hàng hóa

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Năm ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước và giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

5.1 Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Năm giảm 5,9%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước. có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,4%).

5.2 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt 26,81 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,31 tỷ USD, tăng 3,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng đầu năm 2023 có 24 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.

5.3 Thị trường xuất nhập khẩu

5 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 43,4 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang Mỹ ước đạt 31,2 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 12,6 tỷ USD, giảm 3,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 521 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 564 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc 23,6 tỷ USD, giảm 16,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 10,8 tỷ USD, giảm 38,3%; nhập siêu từ ASEAN 3,4 tỷ USD, giảm 41,3%.

  1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,83%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất tăng mạnh nhất chủ yếu do thời tiết nắng nóng. Nhóm giao thông giảm mạnh nhất  2,98% chủ yếu do giá xăng điều chỉnh.

  1. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)

PMI tháng 5 đã giảm xuống 45.3 so với mức 46.7 trong tháng 4 đánh dấu lần suy giảm lần 3 liên tiếp. Điều này phản ánh sự yếu kém trong đơn hàng mới kéo theo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng trì truệ.

Nguồn: Duy Thoại  (fisc.vn)

HỘI DOANH NHÂN TRẺ LONG AN

Văn phòng Chính: Lầu 5, Tòa nhà khối cơ quan, số 02, đường Song Hành, P.6, TP. Tân An, Long An.

Văn phòng GD: Tòa nhà Thắng Lợi Plaza, KDC Thắng Lợi Central Hill, Phước Lợi, Bến Lức, Long An

Email: vanphong@doanhnhantrelongan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *